List danh sách các món ăn tết miền Bắc đậm chất truyền thống

Chuyên mục: Món ngon 0

Tết chính là dịp mọi thành viên trong gia đình cùng nhau đoàn viên và quây quần bên mâm cơm gia đình, thưởng thức những món ăn Tết đặc trưng nhất. Vậy, ở miền Bắc món ăn ngày Tết có gì thú vị và đặc trưng so với những vùng miền khác, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết sau nhé!

Tổng hợp các món ăn Tết miền Bắc truyền thống, đặc trưng nhất

Ẩm thực mỗi vùng miền sẽ không giống nhau và tạo ra được nét riêng, nét đặc trưng. Dưới đây chuyên trang www.fallowcafe.com đã tổng hợp lại chi tiết những món ăn Tết đậm chất miền Bắc để mọi người cũng biết đến nhé!

1. Bánh chưng

mon-an-tet
Hình ảnh món bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng được biết đến là món ăn đặc trưng nhất vào dịp ngày Tết cổ truyền và thường xuất hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người dân miền Bắc. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều gia đình vẫn giữ nguyên thói quen gói bánh chưng trong dịp tết đến xuân về. Khi gói, gạo nếp cần phải được lựa chọn loại nào dẻo thơm nhất, nhân bánh sẽ bao gồm đủ những thứ như thịt lợn, đậu xanh, hạt tiêu, hành tím. Bánh chưng sẽ được gói chặt tay, cho vào trong nồi lớn và nấu trong thời gian tầm 14h thì vớt ra.

2. Món thịt đông ngày Tết

Đây được xem là món ăn Tết đặc trưng nhất vào mùa Đông xuân Bắc Bộ, thịt đông được làm từ loại thịt ba chỉ, đôi khi sử dụng cả gà và cho thêm một ít mảng bì heo. Tiếp đó, sẽ được ninh thật nhừ toàn bộ mọi thứ.

mon-an-tet-1
Hình ảnh món thịt đông ngày Tết

Sau khi đã nấu xong thì các bạn hãy đặt nồi thịt ra ngoài sân, dậy thật kỹ nắm và thu lấy cái rét từ trời đất vào. Khi đó, ở trên mặt nồi thịt chính là lớp mỡ trắng mịn. Thưởng thức một miếng thịt ăn kèm với một củ dưa hành thì ngon đúng vị Tết ở miền Bắc.

3. Miến măng gà

Gà chính là nguyên liệu quen thuộc không chỉ đối với các món ăn ngày Tết mà nó còn gắn liền với câu tục ngữ “Khách đến nhà không gà thì vịt”. Miến măng gà được nhận xét là một trong số những món ăn ngày Tết ở miền Bắc dễ làm và nguyên liệu cũng rất dễ kiếm, đặc biệt món ăn này phù hợp với thời tiết lạnh rét của miền Bắc.

4. Giò thủ

Món ăn giò thủ được tiến hành làm thủ công bằng việc giã thịt thật nhuyễn trong cối, gói bằng lá chuối thành hình ống và buộc lạt giang. Tiếp đó, sẽ được mang đi luộc hoặc là hấp chín. Giò thủ sẽ được thái thành từng khoanh và bày ra dĩa theo thật dễ gắp nhất.

Trong từng khoanh trắng mịn, sẽ có một số lỗ nhỏ do nước không thể thoát ra ngoài nên thành bọt khí thì đây chính là loại giò lụa được làm từ thịt heo. Trong trường hợp dùng từ thịt bò thì tên gọi sẽ khác đó là giò bò. Món ăn giò thủ sẽ ăn cùng với củ kiệu ngâm chua ngọt, vì vậy hương vị rất hấp dẫn và khó cưỡng lại được.

5. Dưa món

Dưa món thông thường sẽ ăn kèm với bánh chưng hay là những loại thịt nhiều mỡ vào dịp ngày Tết miền Bắc. Với vị chua dịu và cay nhẹ của dưa món sẽ làm tăng hương vị và giúp cho cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.

6. Măng khô hầm chân giò

mon-an-tet-2
Hình ảnh măng khô hầm chân giò

Không khí “Tết đến- Xuân về” sẽ mang lại hương vị ấm áp và sẽ không thể nào thiếu đi món ăn măng khô hầm chân giò. Khi nhắc đến món ăn này thì mọi người sẽ không thể quên được nước xương hầm ngọt và vị dai dai của măng khiến cho người nào ăn cũng phải ghiền.

7. Món chè kho

Chè kho được biết đến là món ăn chủ nhà sẽ mời khách vào ngày mùng Một Tết. Mỗi khi có khách đến nhà để chúc Tết thì gia chủ sẽ cắt từng miếng chè kho và pha ấm trà sen để mời khách thưởng thức. Hương vị của món ăn này sẽ đọng lại trong tâm trí của mỗi người thông qua vị mát, mềm dẻo và mịn màng, thơm ngon và thoang thoảng của mùi hoa bưởi.

8. Nem rán

Món ngon ăn Tết này cũng rất quen thuộc đối với người miền Bắc. Nem rán được nhận xét là món ăn dễ làm đi cùng với đó là những thành phần gồm có thịt heo được băm nhỏ trộn cùng với mộc nhĩ và gia vị. Toàn bộ mọi nguyên liệu được hòa quyện tạo thành món ăn đặc trưng ngày Tết ở trên mâm cỗ. Món nem rán cũng đã gây thương nhớ thông qua vị giòn tan của lớp vỏ bên ngoài đi cùng với đó là vị béo ngậy của nhân thịt bên trong.

9. Xôi gấc

Ngoài những hương vị thơm ngon đậm chất của những món ăn được liệt kê ở trên thì xôi gấc còn được ưa chuộng bởi nó có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Vì vậy, đa số gia đình nào cũng sẽ nấu món này vào dịp Tết.

Xôi gấc còn được biết đến là món ăn để thờ cúng ông bà, tổ tiên vào ngày Tết bởi nó mang đến rất nhiều những ý nghĩa thiêng liêng và rất đặc biệt. Món xôi gấc cần phải lựa chọn quả gấc đỏ, nhiều thịt và hạt nếp dẻo, thơm nức.

Kết luận

Những  món ăn tết ở miền Bắc cũng như những vùng miền khác sẽ có những đặc trưng khác nhau và chung quy lại đều gây thương nhớ đối với những người con xa quê. Các bạn hãy thử bắt tay vào làm một trong số những món ăn đặc trưng ở trên để cùng với các thành viên trong gia đình thưởng thức nhé!

Bài viết liên quan